Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Bạn sẽ nghĩ gì nếu như bây giờ bà Bộ trưởng bảo là không thể từ chức ngay, nghe cũng có vẻ đúng lắm, có tình có lý lắm! có tâm lắm chứ!

Ảnh minh họa
Sau đây là bài báo được trích theo báo Tri thức trẻ các bạn đón đọc và cho nhận xét nhé!

“Tôi thật lòng không nghĩ đến chuyện từ chức ngay vì toàn ngành chúng tôi đang tập trung tối đa sức lực để cứu các cháu."

Trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 29/04/2014, phóng viên đã đặt một câu hỏi thẳng thắn dành cho Bộ trưởng Bộ y tế về trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu ngành khi để dịch sởi bùng phát gây hậu quả nghiêm trọng như vừa qua.


“Đã bao giờ Bộ trưởng nghĩ đến chuyện từ chức?”

Trước câu hỏi này, Bộ trưởng Kim Tiến đã khóc và nói:

“Cũng là một người mẹ, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới những bà mẹ có con mất trong thời gian qua. Cá nhân tôi rất yêu trẻ con. Mỗi lần khi đến bệnh viện, tôi chỉ muốn đến khoa sản.”

Bộ trưởng cho hay, trước sự việc như vậy, người đứng đầu ngành có ít nhiều trách nhiêm, đặc biệt khi sự việc liên quan đến trẻ con thì có rất nhiều day dứt. Nhưng Bộ trưởng Tiến không nghĩ đến chuyện từ chức.

“Tôi thật lòng không nghĩ đến chuyện từ chức ngay vì toàn ngành chúng tôi đang tập trung tối đa sức lực để cứu các cháu. Không chỉ đợt vừa qua mà cuối năm ngoái, khi dịch sởi ở Yên Bái xảy ra, chúng tôi đã trực tiếp chỉ đạo nhưng hiệu quả không cao.”

Bộ trưởng cho biết, hiện vẫn còn gần 20 cháu nằm máy thở ở bệnh viện Nhi, 7 cháu nằm máy thở ở Bạch Mai.

“Khi tôi đến thăm lần thứ 2, tôi nói với các bác sỹ là bằng mọi cách phải cứu lấy các cháu. Sau cuộc họp này, Ban chỉ đạo đang đợi chúng tôi ở nhà để họp tiếp.”

Theo đó, ngày mai Bộ y tế sẽ đi kiểm tra tiếp việc tuân thủ các nguyên tắc để giảm tử vong cho các cháu. Hiện nay, dịch sởi ở Hồ Chí Minh đang diễn ra rất nặng. Dịch tay chân miệng cũng có khả năng bùng phát cao. Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn nhưng cũng còn nhiều việc khác ngành y phải làm.

Theo bộ trưởng Tiến, việc được bổ nhiệm vị trí Bộ trưởng là do một quá trình phấn đấu, xét duyệt của các lãnh đạo cấp trên. Bên cạnh đó, đảm nhiệm vị trí này còn là niềm đam mê nghề nghiệp của bà.

“ Thế hệ chúng tôi không phải trải qua chiến tranh, vì vậy tôi cho rằng đây còn là nghĩa vụ trả nợ của mình đối với đất nước, với dân tộc.”

Tuy nhiên bà Tiến cũng nói, nếu trong quá trình làm việc không hoàn thành nhiệm vụ, và theo điều chuyển của cấp trên, không được giữ vị trí này nữa thì bà cũng vẫn “thanh thản nhẹ nhàng.”

Hải Minh
Theo Trí Thức Trẻ

Xem thêm tin: 

4 nguyên nhân khiến dịch sởi giết chết nhiều trẻ mà bà Bộ trưởng Y tế đưa ra

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

(Saoonline.vn) - Dịch sởi bùng phát, một người cha gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Y tế với những  chia sẻ thẳng thắn được cư dân mạng quan tâm.
Dịch sởi đang bùng phát khiến người dân vô cùng hoang mang. Tuy nhiên, trước cái chết của hàng trăm đứa trẻ, bộ Y tế vẫn chưa có một phát ngôn nào đứng ra nhận trách nhiệm hay làm 'dịu' đi nỗi đau mất mát của người dân. 
Một bức thư của người cha gửi Bộ trưởng Bộ Y tế đã được cộng đồng mạng lan truyền rộng rãi trong ngày cuối tuần vừa qua.
Saoonline xin được trích dẫn bức thư:


Thư người cha gửi bộ trưởng Tiến
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến​
'Kính gửi Bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y Tế.

Thưa Bà,

Có lẽ, Bà cũng như tôi và rất nhiều bậc làm cha mẹ ở đất nước này. Chúng ta đều mong muốn con cái của mình được thụ hưởng một đời sống tinh thần và vật chất đầy đủ, sung túc.

Tôi tin rằng, khi con cái chúng ta không may gặp vấn để về sức khỏe, tai nạn... thì đó là lúc chúng ta đau đớn nhất. Đau đớn là bởi không thể nào biến ước mong "Giá mà chúng ta chịu đựng được thay cho con" thành hiện thực được.

Thưa Bà,

Con số 108 bệnh nhi tử vong do sởi và các biến chứng liên quan đến sởi (Thật ra, đây cũng chỉ là một cách chơi chữ với nhân dân mà thôi. Kiểu như, anh bị nhiễm HIV nhưng anh tử vong là vì suy kiệt sức khỏe). Với Bà, có lẽ chỉ là một con số vô nghĩa để Bà và thuộc cấp cân đo đong đếm xem có cần tuyên bố hiện tại đang xuất hiện dịch sởi tại Việt Nam hay không(?!).

Nhưng Bà biết không, con số 108 bệnh nhi tử vong (mà chỉ lấy số bệnh nhi tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh Viện Nhiệt Đới Trung Ương và Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) ấy không đơn thuần là những con số như Bà đang nghĩ.

Đó chính là nỗi đau, niềm hy vọng bị tước đoạt, sự tang thương, tận cùng thống khổ... của hàng trăm gia đình, của hàng ngàn cá nhân. Những cá nhân có cùng chung huyết thống, dân tộc, tín ngưỡng... của Bà.

Thưa Bà,

Đêm nay, có thể Bà sẽ không vui vì những thông tin mà truyền thông đã đưa, sau khi nỗ lực giấu kín của Bà và thuộc cấp không thành công. Nỗi không vui này sẽ qua mau thôi, bởi thực tế đã cho thấy, rất ít Bộ trưởng nào buồn hay dằn vặt mãi mãi.

Và rồi, Bà sẽ lại cảm thấy hạnh phúc với con cái của Bà, với gia đình của Bà.

Khi ấy, Bà không hình dung được cảnh đang có những người đàn ông khóc con, những người mẹ căng tức bầu sữa với gương mặt đầy nước mắt, với giọng gọi con hời hời trong nhiều gia đình trót không may có con tử vong do sởi.

Những đứa trẻ vô tội ấy, những gia đình đáng thương ấy... Chắc chắn, họ không trách Bà đâu. Bởi, họ cũng như tôi, họ bé mọn và họ nghiễm nhiên chấp sự sự đau đớn bằng quan điểm "Ông trời thật bất công". Oan cho ông trời vô cùng trong trường hợp này, thưa Bà?.

Tôi không hy vọng Bà sẽ đối xử với nhân dân theo lời dạy của Lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại, "Cán bộ là đầy tớ của nhân dân".

Tôi chỉ hy vọng Bà có thể đối xử với nhân dân theo nghĩa, "Con người với con người". Như e rằng, điều này là quá khó. Nói điều này là vì tôi chưa được nghe bất cứ lời chia buồn nào của Bà với những gia đình ấy. Điều quá đơn giản trong khả năng của Bà.
 Xôn xao thư một người cha gửi Bộ trưởng Bộ Y tế - ảnh 2
Dịch sởi bùng phát trở thành nỗi lo của các phụ huynh
​Tôi vẫn biết, một xã hội phát triển là một xã hội tạo ra sự đồng thuận.

Đáng tiếc, tôi không thể có chung sự đồng thuận cùng Bà.

Đơn giản, tôi là một con người.

Và tôi đớn đau khi thấy đồng loại tôi đang chịu đựng nỗi vô cảm từ một cá nhân.

Tôi Kính chúc Bà cùng gia đình luôn khỏe mạnh, an vui và nhiều may mắn.

Mặc dù, tôi vẫn luôn tin rằng, "Gieo nhân nào, gặt quả ấy", thưa Bà Bộ Trưởng

Ngô Nguyệt Hữu''.

Xem bài viết:

"Xôn xao Bức tâm thư gửi con của người mẹ từ tâm dich sởi"


ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
Lá thư "gây bão mạng" của nữ nhà báo đang ở tâm dịch sởi

(Soha.vn) - Bài viết của người mẹ - một phóng viên tác nghiệp trong "tâm dịch sởi" khiến người đọc vô cùng xúc động

Sau những ngày có mặt trong bệnh viện ghi nhận tình hình dịch sởi, một nữ phóng viên đồng thời cũng là một người mẹ đã trải qua vô vàn những cung bậc cảm xúc, trải qua những niềm vui nhỏ bé, những nỗi lo và cả những mất mát của gia đình các bệnh nhân sởi trong bệnh viện. Chị đã ghi lại sự việc và cả những dòng cảm xúc của chính mình trong lá thư gửi đứa con trai nhỏ.

Bài viết với tự đề "Lá thư gửi cho con từ tâm dịch sởi" trên facebook cá nhân của chị hiện đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội khiến người đọc xúc động. Dưới đây chúng tôi xin trích đăng lại bài viết này:

"Ngày hôm nay, sau 2 tuần mệt mỏi túc trực ở trong viện, chạy lên Bộ Y tế, phỏng vấn người nhà bệnh nhân… về dịch sởi. Mẹ mới có thời gian ngồi viết những dòng này gửi đến con.

Có một vài đồng nghiệp nói với mẹ hãy ghi lại những thời khắc này, để sau này con lớn lên, có đọc lại, con cũng biết rằng, đã có thời gian, ở giữa thời đại của thế kỷ 21 này, con người hoang mang, lạc lối, sợ hãi, cô đơn, hoảng loạn và chỉ biết cầu trời hoặc họ hy vọng vào một điều gì đó không có thật ở trên đời. Họ tin vào phép màu.

Phải!

Mẹ cũng nghĩ rằng, ước gì có một phép màu ở đây có thể xóa tan đi những nỗi khổ đau, những vết thương, những đau khổ và những giọt nước mắt cứ thi nhau chảy trên má của mỗi gia đình bệnh nhân.

Chưa bao giờ mẹ được chứng kiến, hàng trăm người nhà bệnh nhân ôm nhau khóc lóc và hoảng loạn khi bác sỹ lần lượt đọc tên những em bé… bị bệnh viện trả về. Họ ước rằng, họ cầu trời rằng, tên con cái của họ, cháu của họ không nằm trong danh sách dài dằng dặc mang màu sắc nhuốm đen, tang tóc đó đang bao trùm lên sự sợ hãi của chính họ.

2 tuần, là 14 ngày… hơn! Có lẽ mẹ trực trong bệnh viện này hơn con số đó. Nhưng con số đó chẳng thấm tháp gì so với những ông bố, bà mẹ có con nằm trong phòng cấp cứu, trong khoa lây, khoa truyền nhiễm mấy tháng trời.
Hơn ai hết, chờ đợi là một điều gì đó khó thở đến vô cùng, huống gì cái họ chờ đợi gần như là không lối thoát.




(Ảnh facebook Hoàng Hải Yến)


Mẹ biết, họ không biết bám víu vào đâu, giữa trung tâm dịch sởi đang hoành hành, các bác sỹ, y tá, y sĩ dường như làm việc gấp 3-4 lần nhưng vẫn không giảm tải được số lượng người tử vong, nhập viện vì sởi, lây nhiễm chéo.

Mẹ cảm nhận như cái bệnh viện Nhi nơi mẹ đang đứng đây, nơi mà hàng ngày có những em bé luôn luôn vui vẻ và yêu thương, chỉ bị những căn bệnh nhẹ nhàng đã trở thành nơi gần với cánh cửa tử hơn bao giờ hết.

Con trai của mẹ à?!

Con có nghe thấy không?

Tiếng khóc, tiếng gào thét, tiếng nói thều thào của những người nhà bệnh nhân gần như đã kiệt sức cứ vang lên mãi.

Con trai của mẹ à?!

Cón có biết không? Chân tay mẹ bất lực, người mẹ như nhũn ra khi có 3 người phụ nữ, cũng như mẹ, cũng có những người con thiên thần như con. Nhưng giờ đây, có lẽ sẽ chẳng còn những nụ cười hạnh phúc nữa. 3 người phụ nữ bám lấy mẹ, gào lên khóc “Chị hãy làm gì đi, chị nói gì đi, chị nói lên Bộ, lên Trung ương, lên thủ tướng đi... con chúng tôi chết rồi. Tại sao??? Tại sao nó lại chết???”

Những câu hỏi đó, bản thân mẹ làm sao trả lời được, khi mẹ đích thân đi gặp bác sỹ, chính các bác sỹ còn cảm thấy tuyệt vọng: “Bệnh nhân chuyển biến nhanh quá, vi rút đã ăn vào phổi. Chúng tôi rất tiếc, các cháu chỉ còn thở được vài tiếng đồng hồ nữa thôi.”



(Ảnh facebook Hoàng Hải Yến)


Con trai của mẹ à?!

Có có hay, ở giữa thế kỷ 21, ở giữa nơi đô thị phồn hoa, mọi thứ đều tiên tiến, mọi thứ đều trở nên hào hoa, bóng loáng và là những nơi đẹp đẽ nhất mà con người mơ ước và hướng tới, lại là nơi trung tâm của ổ dịch. Một con đường đến mà ít có tỷ lệ đường về.

Nó đau đớn, tang thương – Nhưng có thật.

Con trai của mẹ à?!

Con nhìn kìa, ông bố kia dường như đã phát điên. Đàn ông luôn mạnh mẽ, đàn ông luôn là cứng cỏi nhất trong những tình huống dường như trở nên xấu nhất. Nhưng có lẽ, anh ấy cũng đã không chịu đựng được khi các bác sỹ hô lên: Cấp cứu..! Thôi... thở được rồi...

5 phút sau lại: Cấp cứu... Nhanh, nhanh.... Từ từ... cuống phổi vẫn thở được rồi.... Rồi lại... Cấp cứu gấp...! 
Nhanh nhanh.

Ông bố như phát điên, con có biết ông bố đó đã gào lên: Trời ơi... Giết tôi đi... Con tôi ơi.. con ơi..!

Người mẹ đâu??? Nước mắt mẹ chảy dài, trái tim mẹ dường như bị ai bóp nghẹt. Mẹ tự hỏi mình: Mẹ em bé đâu? Trong lúc này, có lẽ em bé cần nhất là người mẹ.

Khi mẹ hỏi những người xung quanh, họ bảo: Mẹ cháu bé túc trực 20 ngày ở đây, hôm qua nghe bệnh viện nói có khả năng con họ không qua khỏi. Nó đã về nhà, bảo trực sẵn ở nhà, được tin là “đi theo” con luôn... 2 đứa rồi.
Sao có thể thế được? Làm sao có thể suy nghĩ ấu trĩ như thế?

Nhưng con trai à?! Con biết không?

Nếu đặt vào hoàn cảnh của mẹ, có lẽ mẹ cũng chẳng thiết sống trên đời nếu như hai người con của mẹ đã lần lượt “ra đi” như người phụ nữ kia. Mẹ có đủ mạnh mẽ để vượt qua hay không? Hay mẹ lại về nhà để rồi nhìn vào mắt con, mẹ biết được rằng, con là tất cả của mẹ.

Hôm nay, sau những ngày căng thẳng, viết bài về dịch sởi ngay tại trung tâm “bão sởi”.

Mẹ căng thẳng vô cùng, mẹ sợ hãi vô cùng.

Con số tiết lộ tỷ lệ tử vong của các em bé quá cao làm mẹ lúng túng.

Quyết định gọi điện về tòa soạn xin ý kiến chỉ đạo để đăng con số thực đó lên, mẹ đã đấu tranh rất nhiều. Sự động viên của anh Thư ký tòa soạn khiến mẹ mạnh dạn lên rất nhiều. Con số hơn 100 bệnh nhân tử vong vì sởi và những bệnh biến chứng sởi đã được tung ra.

Chẳng mấy chốc, bài báo đó thu hút hàng ngàn người vào đọc, có những đồng nghiệp biết mẹ đã gọi điện, nhắn tin, người thì hỏi, người thì bảo mẹ “liều”, người thì bảo mẹ “chuẩn bị tinh thần”... Mẹ biết, mẹ không phải không coi trọng công việc, mà mẹ tin những việc mẹ nó ra thế này, nó chính thức công bố cho mọi người biết: Sởi không còn là căn bệnh thông thường nữa.

Ngay tối hôm đó, các đài truyền hình, các báo đã đưa tin đồng loạt con số chính xác là 118 bệnh Nhi tử vong. Con số đó, mẹ biết, vẫn chưa dừng lại. Nhưng bù lại, mẹ đã thấy sự vào cuộc quyết liệt của những đồng nghiệp ở các báo khác bên mình.

Sau đó là hàng loạt các bài mẹ viết về những nỗi đau, về tình hình dịch bệnh, về sự thiếu minh bạch trong thông tin gửi tới người dân. Có người nói rằng mẹ cảm tính, có người nói rằng mẹ đã không hiểu và chủ quan, coi thường nghề nghiệp. Nhưng với 2 năm sống cùng người bệnh suy thận và mới ghép thận của bác con, mẹ tin mẹ đủ kinh nghiệm để giảm tối đa nhất sự lây lan vi khuẩn từ bên ngoài vào trong các phòng bệnh nhi ở khoa truyền nhiễm.

Mẹ biết, ở trong bài viết, mẹ đã đưa cảm tính của mình vào hơi nhiều. Nhưng không cảm tính thế nào được khi hàng ngày mẹ chứng kiến, hàng giờ mẹ chứng kiến những nỗi đau cứ chất chứa lên nỗi đau. Đến khi có những người phải thốt lên với mẹ: Có những ngày, tôi chứng kiến, các em bé tử vong nhiều quá, cứ 2 ngày có tới 36 bệnh Nhi rời viện.

Họ rời viện, họ biết về đâu? Phải, về nhà. Về nhà để nằm chờ những hơi thở cuối cùng lịm đi trong sức khỏe yếu ớt và những đau thương của bố mẹ các em bé không biết gửi nơi đâu.

Những lời kêu gọi gửi thêm máy thở, gửi thêm máy tiêm, hãy cứu lấy các cháu bé vô tội vài tháng tuổi đang đối diện với nguy cơ cứ hàng ngày hiện lên, truyền đi. Những thông điệp đó đã kéo gần tất cả con người lại với nhau. Hơn ai hết, mẹ hiểu lúc này đã đến lúc chúng ta sống vì cộng đồng.

Những món tiền nhỏ liên tục được gửi tới gia đình các em, góp 1 tay vào nền kinh tế vực lên sự sống đang mỏi mòn.

Những hộp sữa, những chiếc chăn, chiếu, hoa quả, nước uống được lần lượt chuyển tới tay người nhà bệnh nhân mong họ kiên cường.

Những giọt nước mắt cảm thông, những lời nói cảm ơn, những ánh mắt kiên quyết cứ mỗi ngày.. mỗi ngày được nhân lên.

Con trai của mẹ à?!

Con nhìn đi..!

Kìa, các em bé kia đã rời bệnh viện với hy vọng sống còn vẫn còn vương trên nét mặt

Những lời động viên, khoanh vùng dịch bệnh đã được mọi người chung tay giúp đỡ

Những lời sẻ chia, tư vấn về dịch bệnh sởi đã được gửi đến từng nhà, từng nhà... Giúp mọi người có kiến thức hơn trong việc phòng chống cho con em mình.

Con trai của mẹ à?!

Mẹ nhớ con...

Khi gửi con cho bố, đi vào vùng ổ dịch, con biết không? Mẹ cũng sợ lắm. Mẹ sợ con lây cái dịch sởi đáng nguyền rủa này. Mẹ sợ ánh mắt của con không còn hướng vào mẹ nữa. Mẹ sợ lắm chứ.

Nhưng con vẫn ở đây, vẫn nắm lấy bàn tay mẹ

Bố con vẫn ở đây, vẫn động viên mẹ từng ngày, vẫn chăm sóc con từng giờ.

Ông bà vẫn gọi điện cho mẹ, dặn dò: Con cẩn thận nhé!

Mẹ biết, mẹ cần làm một điều gì đó để giảm tải thấp nhất những con số khủng khiếp kia. Những hành động nhỏ, sẽ tạo nên ý nghĩa lớn, sẽ giúp từng gia đình có niêm tin và đi lên.

Những em bé, còn rất bé...

Em Yến Nhi, em Trấn Thành, em Bảo Ngọc, em Hồ Phi, em Hà Hiền, em Minh Phương.... Tất cả các em bé đó nhờ những lòng hảo tâm đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất là: Phòng cấp cứu.

Cuộc chiến còn dài, nhưng mẹ tin tất cả rồi sẽ qua đi

Mẹ đã nhận được tin vui từ rất nhiều người mẹ khác. Người cảm ơn, người khóc, người vui mừng, người vẫn còn sự lo lắng... Nhưng nhìn lại mẹ biết, những hành động của mẹ, của những bạn bè, của những người ủng hộ và tin tưởng mẹ đã có kết quả tốt.

Nắng đã lên rồi, con trai ạ

Mẹ lại tiếp tục lên đường

Hôm nay, là ngày thứ 17 mẹ vào viện, đi từng căn phòng để hỏi thăm các em, để động viên các mẹ, để ghi lại những hình ảnh yêu thương này.

Con trai của mẹ à?!

Nghe tiếng thở đều đều của con bên tai, dù ở gần con, nhưng không được ôm ấp, mẹ thấy nhớ con vô cùng. Đẩy con đi xa mẹ hơn làm mẹ đau lắm, nhưng sẽ đau hơn nếu như những người mẹ khác không còn cơ hội ôm con của họ như mẹ đã ôm con và chắc chắn sẽ được ôm con (sớm thôi).

Vì vậy, hãy để mẹ đi, để con biết rằng: Đất nước mình, con người của dân tộc mình gắn kết lắm. Đừng vì những khó khăn mà vội tuyệt vọng, nghe chưa con?

Những số tiền nhỏ vẫn tiếp tục được gửi đến các em nhỏ hơn con rất nhiều. Con biết không, dù con số nhỏ, rất nhỏ nhưng có người đã ôm lấy mẹ mà khóc, mẹ tin, họ đã cùng cực lắm rồi. Còn bao nhiêu cảnh đời nữa, họ vẫn còn đang chờ đợi, vẫn chờ những số tiền dù nhỏ nhoi nhưng cũng giúp được họ vượt qua chặng đường khó khăn này.

Con đừng buồn khi mẹ cứ đi mãi
Con đừng khóc khi mẹ về tránh xa con
Con đừng hờn dỗi khi mẹ không bế con nữa
Con đừng nói rằng mẹ không yêu con
Sẽ làm đau lắm, đau lắm.
Con biết không?
Tương lai của các mẹ là ở các con
Hãy yêu thương hơn những gì mà con nhận được. Con nhớ chứ? Con yêu của mẹ
Mẹ yêu con nhiều
Ku Tũn của mẹ à...!"

Nguồn: http://soha.vn/cu-dan-mang/la-thu-gay-bao-mang-cua-nu-nha-bao-dang-o-tam-dich-soi-20140423141152123.htm

Xem tin: Tại dân! Tại trời "4 nguyên nhân khiến dịch sởi giết chết nhiều trẻ mà bà Bộ trưởng Y tế đưa ra"
Dịch sởi bùng lên là tại dân, tại trời, không phải tại Bộ Y tế?
(Tinmoi.vn) Có vẻ như trong 4 nguyên nhân khiến dịch sởi giết chết nhiều trẻ mà bà Bộ trưởng Y tế đưa ra, người ta có thể hiểu rằng, 3 phần là tại dân, một phần tại trời.

Ngày 21/4, khi thị sát một số bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc sởi tại Hà Nội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã được biết thêm về những cái chết thương tâm vì căn bệnh này. Chỉ ít giờ trước khi bà đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, một bé trai 9 tháng tuổi đã tử vong. Trước đó, một em bé 2 tuổi khác đến từ Ứng Hòa, Hà Nội cũng bị thần chết đón đi, còn em ruột của bé, mới 7 tháng tuổi, đang vì bệnh sởi mà lâm vào tình trạng nguy kịch.

Bộ trưởng Tiến nói rằng, sở dĩ Hà Nội dịch sởi bùng lên mạnh cho dù đây không phải thời điểm phát dịch là do 4 nguyên nhân. Thứ nhất là các cháu bé không được tiêm vaccine. Thứ hai là bố mẹ các cháu cứ đưa con đổ dồn đến tuyến trung ương dẫn đến quá tải. Thứ ba là bệnh nhi dồn một chỗ quá đông, gây lây nhiễm chéo, và thứ tư là thời tiết miền Bắc từ sau Tết đến nay liên tục ẩm, khiến virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh, nhiều trẻ vốn bị viêm phổi, sau mới mắc sởi, bệnh chồng bệnh nên nguy cơ tử vong cao… 
Dịch sởi bùng phát mạnh mẽ, ngành y tế có trách nhiệm?
Khi những nhận định khó cãi của nhà lãnh đạo y tế kiêm chuyên gia đầu ngành về vệ sinh dịch tễ được đăng tải trên báo chí, trên các mạng xã hội, nhiều người tỏ ý ngao ngán. Có người đã “tóm gọn lại” 4 nguyên nhân mà bà Bộ trưởng nêu thành 4 cái gạch đầu dòng. Nguyên nhân thứ nhất: Tại dân (ai bảo không đưa con đi tiêm vaccine đầy đủ, nhà nước vẫn luôn hô hào tiêm chủng, vaccine sởi do Việt Nam sản xuất tốt lắm chứ có phải không đâu).

Nguyên nhân thứ 2: Tại dân (tuyến xã có trạm xá, tuyến huyện có bệnh viện huyện, sao cứ hè nhau ôm con đến tuyến trung ương cho nó quá tải nhỉ, nói mãi không chịu nghe). Nguyên nhân thứ 3: Tại dân (thấy bệnh viện đông như kiến cũng cứ cố mà chen vào, chả trách mà lây nhiễm chéo). Nguyên nhân thứ tư: Thời tiết xấu (trời mà không ẩm thì bọn trẻ con đã chẳng viêm phổi, nhiều cháu tử vong vì viêm phổi kèm sởi chứ có phải chết vì sởi đâu)… 

Tóm lại là tại trình độ dân ta hơi hạn chế, khiến cho dịch bệnh hoành hành, làm khổ lây cho ngành y tế phải còng lưng dẹp dịch. Lại thêm ông trời oái oăm, nói chung tại cái gì còn tìm cách khắc phục chứ tại trời thì xem ra không đỡ được rồi. Suốt những ngày qua, khi nói về dịch sởi, người ta vẫn luôn nhắc đi nhắc lại một câu hỏi, trách nhiệm ngành y tế (mà đại diện là Bộ Y tế) ở đâu? Giờ nghe mấy nguyên nhân mà bà Bộ trưởng đưa ra, ai nấy không khỏi thở dài về tài “đá bóng” điều nghệ của các nhà quản lý. 

Ừ thì đúng là tại dân, có con không biết lo mang đi tiêm phòng. Nhưng mà nhà nước lập ra hẳn một Cục Y tế dự phòng, rồi các Sở Y tế đều có trung tâm y tế dự phòng, mở ra cả một Chương trình Tiêm chủng mở rộng… để làm gì? Nếu như vừa rồi, 11 tỉnh được phát hiện là có tỷ lệ tiêm vét vaccine phòng sởi đạt dưới mức 50\% (nhất là các tỉnh như Bình Phước chỉ đạt 8,2\%, Long An, Đồng Nai 27,3\%...) thì có thể cứ nhắm mắt đổ lỗi cho trình độ dân trí và ý thức người dân được không? 

Nếu cơ quan quản lý bó tay vì dân ý thức và trình độ hạn chế thì có lẽ, khoản tiền khổng lồ đầu tư cho tuyên truyền, tổ chức tiêm chủng có lẽ nên rút lại mà xây bệnh viện, nâng cấp y tế tuyến dưới nhỉ? Đằng nào cũng chẳng phòng được bệnh thì có chỗ rộng rãi cho các cháu nằm vẫn hơn, giảm được cái nguy cơ lây chéo do cái "tại dân" số 2 và số 3 đã nói ở trên, mà chung quy cũng chỉ là một: Đưa con lên bệnh viện trung ương làm chi cho vừa chen chúc lại vừa nhiễm thêm bệnh. 



Dịch sởi ở Việt Nam năm 2014 đã làm hàng trăm trẻ em tử vong.
Thực ra thì bao năm nay, nhiều vị bác sĩ, mệt nhừ vì quá tải và điên người vì xót xa trước nỗi đau của la liệt bệnh nhi, cũng đã quát lên như vậy với phụ huynh rồi. Bị hỏi thế, người dân chỉ biết nghệt mặt ra vâng dạ mà thôi. Ai có “trình độ” cao hơn, lý luận sắc sảo hơn thì cũng đợi về nhà trút bức xúc lên người khác, rằng các ông ấy hỏi như đúng rồi, nếu bệnh viện huyện, trạm y tế phường xã cũng có bác sĩ giỏi, cũng có đầy đủ thuốc men, thiết bị thì tôi mất tiền tàu xe lên đây làm gì để ăn mắng chứ? Nghe chẳng khác gì ông vua nào đó nghe “báo cáo” là dân đói, không có cơm ăn, đã sửng sốt hỏi rằng, sao chúng nó ngu thế, không có cơm sao không biết ăn nem công chả phượng, tay gấu gân hươu? 

Ấy thế mà, bà Bộ trưởng Y tế sau khi quy nguyên nhân dịch bùng phát mạnh cho người nhà bệnh nhân đã không quên đưa ra chi tiết chứng minh điều mình nói là đúng, rằng những ngày gần đây, nhờ công tác truyền thông việc giảm tải Viện Nhi đã đạt hiệu quả, số trẻ nhập viện, tử vong đều giảm, từ 100 cháu vào viện mỗi ngày, nay đã giảm xuống 30 rồi xuống 4-5 bệnh nhân. “Giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt", bà Tiến nói. 

Câu nói này chắc làm không ít người sặc, vì rõ ràng đó cũng chính là ý của người dân, của báo chí nêu ra từ lâu. “Giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt”. Ai mới là người có tư cách nói câu ấy đây? Truyền thông không sớm là do ai? Thử hỏi, thông tin thực sự về mức độ nghiêm trọng của dịch sởi, người dân biết được là từ mạng xã hội hay từ thông báo của ngành y tế? Đến giữa tháng tư, Bộ Y tế vẫn thông báo dịch sởi không có gì bất thường, con số tử vong cũng chỉ công bố là 25 cháu trong khi đã có hàng trăm trẻ vì dịch sởi mà bỏ mạng.

Quả vậy, giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt, sẽ chẳng đến nỗi phải đổ tại trời.

Minh Chính

Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Xem thêm tin liên quan:

“Tình huống khẩn cấp” của Bộ trưởng Tiến

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014


1. Tình yêu dành cho bạn lớn hơn cái tôi của anh ta

Đàn ông vốn dĩ có một niềm kiêu hãnh rất lớn. Anh ta sẵn sàng chia tay một cô gái khi cô ta nặng lời với anh giữa phố đông người, làm tổn thương lòng tự trọng của anh ta. Hay mỗi lần cãi nhau, dù lỗi là của ai, anh ta cũng không chịu vì bạn mà làm lành trước. Mà nếu có làm lành trước đi chăng nữa, vẫn cứ hậm hực vì mình đã nhún nhường.

Thế nhưng trước người con gái anh ta yêu thực sự, cái sĩ diện đó sẽ chỉ là thứ phù du.

Anh ta sẽ kiên nhẫn ngồi rửa hết đống bát cho bạn khi bạn mệt, mặc dù đó là việc anh ta chúa ghét, mặc cho những người bạn của anh ta châm chọc "đồ-sợ-vợ".

Anh ta sẽ ôm bạn vào lòng nếu như bạn có nặng lời với anh ta, để cho bạn dịu đi cơn tức giận.

Anh ta sẽ khéo léo nói cho bạn những khuyết điểm khi bạn cư xử chưa đúng, hơn là lờ đi và lấy đó là lý do chia tay.

Và, anh ta sẽ cười thật lớn và trêu chọc bạn khi bạn...nói chia tay. Vì anh ấy nghĩ đó là chuyện hết sức hoang tưởng, chỉ là một câu nói ngớ ngẩn khi bạn-không-được-bình-thường. Và anh ta không thèm chấp điều đó:))

2. Không bao giờ băn khoăn về ngoại hình của bạn


6 đặc điểm làm nên một chàng trai tuyệt vời bạn không nên bỏ lỡ

Bạn có thể béo thêm chục kí lô, bụng nặng chịch những ngấn mỡ. Hay teo tóp như con cá khô.

Bạn có thể lỡ phối nhầm cái váy nọ với cái áo kia, khiến người đi đường nhìn vào bạn không khác gì một con vẹt di động

Bạn có thể ra đường vội vã với đôi tổ ong huyền thoại ngồi sau xe anh ấy.

Tất cả những điều đó không hề ảnh hưởng gì tới tình yêu và sự hứng thú của anh ấy dành cho bạn. Đơn giản là, anh ấy chỉ cần bạn mà thôi, bên cạnh bạn là quá đủ.

Có vẻ như, tuýp người đàn ông này hơi bị hiếm ;)

3. Ở bên anh ấy bạn được là chính mình

Bạn không phải lo lắng bạn cười như vậy đã đủ duyên chưa. Bạn nói như vậy có quá lố không. Hay bạn mặc như này có vừa mắt anh ta không?

Bạn có thể làm những gì mình thích, không sợ anh ấy sẽ nghĩ mình thế này đánh giá mình thế kia. Bạn có thể thỉnh thoảng hơi điên điên, thỉnh thoảng cười một mình, thỉnh thoảng bật khóc không lý do. Tất cả. Bạn thoải mái là chính bạn. Bạn sẽ thấy bình yên nhất.

4. Những thói quen kì dị của bạn không làm anh ấy xấu hổ

Bạn có thói quen ăn rất nhanh như bị bỏ đói cả nửa thế kỉ. Ăn sạch sẽ đến nỗi nhà hàng không cần phải rửa lại bát. Miệng nhồm nhoàm nhưng vẫn nói chuyện với người yêu bình thường. Nếu anh ấy thấy đó là nét đáng yêu của bạn thì xin được chúc mừng. Bạn quả là cô gái may mắn!

Bạn có một điệu cười rất khác người. Ai lần đầu gặp bạn cũng đều lạ lẫm, thậm chí hơi ngại khi đi cạnh bỗng dưng bạn sang sảng cười. Nhưng, nếu như anh ấy cảm thấy yêu đời vì điệu cười ấy của bạn, cảm thấy đó là điều không thể thiếu mỗi khi bên nhau thì quả thực, bạn rất rất may mắn!

Bạn có thói quen ngáy rất to, cắn móng tay như trẻ con, thỉnh thoảng lại hát rống lên, hay có thói quen làm vài động tác khó hiểu trước khi ngồi vào bàn ăn...Tất cả những điều ấy đều không khiến anh ấy thấy xấu hổ, thậm chí anh ấy còn cảm thấy trống trải nếu như một ngày bạn không còn những thói quen đó, thì tin mình đi, anh ấy quả là một người thật lý tưởng!

5. Luôn để chế độ "Available" với riêng bạn bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào

Anh ấy sẽ không bao giờ nói "bận" với bạn, vì thời gian anh ấy dành cho bạn luôn là sự ưu tiên hơn bất cứ thứ gì.

Bạn lỡ đánh thức giấc ngủ quý giá sau cả một đêm thức xem bóng đá của anh ấy chỉ vì...bạn đói và bạn muốn đi ăn. Không sao! Anh ấy sẽ tỉnh như sáo khi có dịp được chiều bạn và cái dạ dày của bạn.

Bạn mất cả tối để ngồi chỉnh sửa cắt ghép ảnh chuẩn bị cho bài thuyết trình sắp tới, mà anh ấy thì đang mải miết làm đồ án tốt nghiệp. Nhưng thay vì để bạn vừa ngồi ngáp ngắn ngáp dài vừa lọ mọ làm thuyết trình, anh ấy sẽ bắt bạn đi ngủ rồi dành ra chút thời gian ít ỏi của mình tỉ mẩn làm giúp bạn.

6. Đam mê một lĩnh vực nào đó

Thật lạ khi điều này được liệt kê trong danh sách. Con trai khi đã đam mê một thứ gì đó thì đâu còn để tâm đến người yêu nữa. Nhưng nhầm rồi các nàng ơi. Bạn không muốn yêu một anh chàng có đời sống tinh thần nhạt nhẽo, cái gì cũng thích cái gì cũng biết một ít nhưng chả cái nào anh ta thực sự giỏi và thực sự yêu thích đấy chứ.

Một anh chàng khi có niềm đam mê, thực sự đầy sức hút và cá tính. Anh ta sẽ dẫn bạn vào thế giới của riêng anh ta. Sẽ kể cho bạn nghe những cuốn sách anh ta sưu tầm. Sẽ trích dẫn những câu thơ anh ta yêu thích. Sẽ đàn cho bạn nghe bài hát cả tối qua anh mới học được.

Sẽ kéo bạn ra cà phê ngồi xem trận bóng mà anh ta yêu thích, liên tục giải thích cho bạn nghe tên từng cầu thủ và thói quen thay người của huấn luyện viên.

Sẽ nấu cho bạn những món ăn độc nhất vô nhị và kể tên những loại gia vị bạn chưa nghe bao giờ

Sẽ bất chợt "Ồ" lên khi đi đường gặp được chiếc xe anh ấy hằng ao ước có mặt trong bộ sưu tập xe hơi mini của mình.

Bạn hãy yên tâm tuyệt đối rằng, không phải ai anh ấy cũng dễ dàng chia sẻ và dắt vào thế giới riêng của anh ấy đâu. Bạn rất đặc biệt đó!

Bùi Hải Vân - Guu.vn



3 ĐIỀU THƯỜNG GẶP KHI BẠN YÊU CHÀNG TRAI ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI NGHIỆP

Mlog.yan.vn - Khi bạn yêu một chàng trai đang trong thời kì đầu xây dựng sự nghiệp của riêng mình, bạn sẽ phải đánh đổi rất nhiều thứ, từ bỏ những ích kỉ , mong muốn của bản thân chỉ vì chàng trai ấy,... bớt đi những hờn dỗi, những đặc quyền mà con gái đáng được nhận,... để chàng có thể tập trung cho công viêc của riêng mình và không tốn quá nhiều thời gian nghĩ cho bạn.  

1. Bạn sẽ cảm thấy cô đơn nhiều hơn những cô gái đang yêu khác
Sẽ có những lúc, chàng bận rộn quá mà quên đi những cuộc hẹn trước giữa hai bạn, để bạn phải ngồi chờ đợi trong quán cafe một mình, hay lang thang một mình trên những con phố . Lúc ấy, bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi và cô đơn biết mấy .

Hay những buồi chiều cuối tuần, bạn không được hẹn hò cùng chàng, không được nắm tay nhau đi dạo phố, không được cùng nhau đi xem phim hay cùng nhau đi ăn những món ăn ưa thích như những cặp đôi khác….

2. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy cô đơn ngay cả khi ở bên cạnh người đó 
Những ngày mưa, hay những hôm cả hai đứa muốn đổi gió, bạn đến nhà chàng chơi, nấu những món ăn chàng thích,… nhưng chàng chỉ cắm mặt vào "cô vợ" máy tính yêu quý và dường như không quan tâm đến bạn . Hay những buổi đi chơi, chàng cứ nói về những chuyện "chẳng liên quan" gì đến chuyện của hai đứa, khiến bạn chỉ biết ngồi nghe, nhưng không hiểu gì thì những lúc ấy, bạn chẳng cảm thấy chán lắm hay sao?

3. Bạn sẽ lung lay suy nghĩ bởi những lời nói của bạn bè, gia đình về chàng
Khi yêu một chàng trai đang trong thời kì mới bắt đầu startup, hẳn bạn sẽ phải nghe không ít lời khuyên của bạn bè về người yêu mình: "Biết nó thành công hay thất bại? Nó thất bại thì nó có nuôi nổi mày không?", "nhìn người yêu tao xem, anh ấy không cần startup, anh ấy đi làm ở công ty, dưới bao nhiêu người, nhưng ít ra vẫn không để tao chịu khổ, có nhiều thời gian dành cho tao,...". Những lúc như thế, bạn sẽ cảm thấy đắn đo lắm về sự lựa chọn của mình.
3 ĐIỀU THƯỜNG GẶP KHI BẠN YÊU CHÀNG TRAI ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI NGHIỆP

Nhưng

Một lúc nào đó ngồi lại, bạn hãy hiểu cho chàng, cho con đường mà chàng đang chọn. Con đường ấy đầy khó khăn thử thách khiến chàng phải bớt đi rất nhiều thời gian dành cho bạn nhưng nếu bạn vẫn quan tâm chàng, thì tình cảm chàng dành cho bạn sẽ ngày càng nhiều hơn thôi chứ không ít đi đâu, thật đấy! Thậm chí, sau này khi nhìn lại, chàng sẽ vô cùng biết ơn bạn khi đã ở cạnh trong những lúc khó khăn nhất của tuổi trẻ.

"Tình yêu thật sự, không phải là những câu nói "em yêu anh" trống rỗng, mà là lúc bạn mỉm cười và nói "em tin anh" khi cả thế giới đều đang quay lưng với người yêu bạn."

Người ta thường nói, yêu là tin tưởng vào người mình yêu . Vì vậy, nếu bạn đang yêu thật sự, thì hãy tin tưởng chàng, vì một người đàn ông thật sự, sẽ không bao giờ muốn để người phụ nữ của mình phải chịu khổ đâu...

Có thể yêu một người đang trong giai đoạn startup, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy nản chí, cô đơn, lạc lõng,... nhưng đừng quá buồn, hãy nghĩ đơn giản rằng chàng đang xây dựng tương lai cho hai đứa, rồi một ngày nào đó, chàng sẽ khiến bạn tự hào với bạn bè, với gia đình... Vì vậy, nên hãy cứ yêu đi. "Yêu là hi sinh tất cả cho người mình yêu". Cô đơn 1 chút thì có sao, chỉ cần trong tim họ, lúc nào cũng có chỗ của bạn là được rồi.



Yêu là hi sinh tất cả cho người mình yêu

P/S: Viết cho chính bản thân mình, khi trót thích một anh chàng đang startup . Viết cho những cô gái đang cảm thấy cô đơn trong tình yêu của mình. Viết cho những anh chàng không dành nhiều thời gian cho bạn gái, để họ hiểu được 1 phần nào đó cảm giác của bạn gái mình.


..............................................
Biển Lặng

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Mới làm quen với bài tập làm văn miêu tả, những bài văn của học sinh lớp 2 khiến cho nhiều người không nhịn nổi cười.




Đề: Tả ông nội

Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?

Đề: Miêu tả về bố

Bố em có một hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.

Đề: Tả cây chuối

Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.

Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất

Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.

Đề: Tả anh bộ đội

Anh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi.

Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần

Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.

Đề: Tả cây bàng

Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.


Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất

Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em.

Đề: Tả con trâu (của một học sinh thành phố)

Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú.

Đề: Tả một buổi học

Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa. Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: "Hôm nay có ai đóng tiền không?"


Đề: Tả con lợn nhà em

Con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!

Đề: Tả đêm giao thừa

Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng…

Đề: Tả con gà trống nhà em

Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái...

(Bài viết chưa được kiểm chứng về độ chính xác của thông tin)
Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ có thêm 5 trường thành viên


Ngày 18.4, ĐH Quốc gia TP.HCM công bố quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 của khu ĐH Quốc gia TP.HCM (khu đại học) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo quyết định điều chỉnh mới, ĐH Quốc gia TP.HCM có tổng diện tích 643,7ha tại quận Thủ Đức (TP.HCM) và thị xã Dĩ An (Bình Dương). Ranh giới quy hoạch được giữ nguyên theo ranh giới dự án đã được phê duyệt điều chỉnh chung năm 2001 và quy hoạch chi tiết năm 2003.

Quyết định này có một số điều chỉnh đáng chú ý như: mở rộng diện tích Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Kinh tế - Luật để tăng quy mô đào tạo, đồng thời dịch chuyển vị trí các Khoa Địa chất - Dầu khí, Khoa Giáo dục, Khoa Ngoại ngữ để dành quỹ đất mở rộng các trường nói trên;

Bố trí Khoa Y bệnh viện thực hành (dự kiến thành lập Trường ĐH Khoa học sức khỏe) và khu vực phía Bắc của dự án, gắn với công viên khoa học của khu đại học; điều chỉnh lại khu viện nghiên cứu và khu công viên khoa học để đáp ứng quỹ đất cho các viện nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất; mở rộng các trục giao thông cho khu đại học; bố trí các khu dịch vụ công cộng.

Như vậy với điều chỉnh quy hoạch này, ngoài 6 trường thành viên hiện có, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ có thêm 5 trường thành viên mới gồm: Trường ĐH Khoa học Sức khỏe, Trường ĐH Kiến trúc - Xây dựng, Trường ĐH Địa chất - Dầu khí, Trường ĐH Ngoại ngữ và Trường ĐH Giáo dục.

Thanh Hùng (SGGP)

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Mỗi khi bạn mệt mỏi, mỗi khi bạn cảm thấy chán chường, mỗi khi bạn muốn buông xuôi! Hãy xem và cảm nhận nguồn động lực khơi dậy lòng quyết tâm mạnh để giúp bạn vượt qua những vấn đề trở ngại và thành công hơn trong cuộc sống!



Clip thức tỉnh hàng triệu người lười biếng và lạc lối


\

Xem thêm tin: 

Câu chuyện khiến hơn 1 tỷ người rơi lệ

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014


Phải một ngày sau khi Phó thủ tướng thị sát vùng tâm dịch sởi, bà Tiến mới tới nơi. Quãng đường từ Bộ Y tế đến viện Nhi chắc chỉ trên dưới 2km.

Lời cám ơn của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khi thị sát tới bệnh viện Nhi Trung ương - nơi có hơn trăm sinh linh phải lìa đời vì sởi và hậu sởi – đã khiến hàng triệu người lặng đi.

Ông Đam đã cảm ơn một bác sĩ vì nhờ những dòng viết trên facebook của bác sĩ ấy, ông mới biết có quá nhiều trẻ bị tử vong, để tiến hành thị sát nắm tình hình ngay lập tức.

Cả một lực lượng y tế hùng hậu giúp việc cho lãnh đạo Bộ Y tế, dường như đã “thua trắng” vài dòng chữ trên mạng xã hội của một bác sĩ.





Bà Bộ trưởng Y tế vừa mấy hôm trước còn hùng hồn hứa với các đoàn ĐB Quốc hội sẽ nỗ lực giảm thiểu trì trệ, tiêu cực ngành y, thì hôm nay lại đang chứng minh rằng: Chính cái ghế của bà mới là vị trí cần “cải tổ trì trệ” trước tiên.

Phải một ngày sau khi Phó thủ tướng thị sát vùng tâm dịch sởi, bà Tiến mới tới nơi. Quãng đường từ Bộ Y tế (Giảng Võ) đến viện Nhi (Đê La Thành) chắc chỉ trên dưới 2km, nhưng nó có vẻ quá xa với tư lệnh ngành, đặc biệt là trong lúc nước sôi lửa bỏng.

 

Đến vụ sởi, số người tử vong đã gấp hàng chục lần vụ Cát Tường, mạng xã hội lại tiếp tục đề nghị bà từ chức...
Nhưng không chỉ có hành trình hơn 2km đó bà Tiến mới đi chậm.

Vụ 3 trẻ tử vong vì tiêm vắc xin ở Quảng Trị, dù đang công tác chính nơi địa bàn đó, nhưng bà đã không bao giờ khởi hành đến với gia đình bị hại vì…kẹt họp.

Vụ Cát Tường, dù nước mắt ngắn dài trước mặt báo giới, nhưng cũng phải đến hơn chục ngày sau, bà mới “vi hành” đến nhà nạn nhân Huyền để động viên, chia sẻ sau khi đã được tham mưu để lấy lại phần nào hình ảnh.

Vụ Cát Tường, khi một nạn nhân tử vong, đã có tờ báo đề nghị bà từ chức. Lúc ấy, vẫn thấy một bộ phận dư luận thông cảm cho việc ngồi ghế nóng của bà. Không thể bắt Bộ trưởng chịu hết lỗi của ai đó trong số hàng trăm ngàn cán bộ y tế.

Đến vụ sởi, số người tử vong đã gấp hàng chục lần vụ Cát Tường, mạng xã hội lại tiếp tục đề nghị bà từ chức.

Dưới góc độ thầy thuốc, không ai nghi ngờ cái tâm muốn cứu người của bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Nhưng dưới góc độ quản lý, người ta có quyền nghi ngờ năng lực điều hành, sự quyết liệt, quyết đoán nhanh của một tư lệnh ngành.

Đáng buồn là, ở cương vị quản lý ngành trị bệnh cứu người, sự thiếu quyết đoán, quyết liệt, đôi khi lại mang đến những hậu quả đáng tiếc về sinh mạng.

TS Lương Hoài Nam, chủ của nhiều nhận xét sắc sảo đã có những chia sẻ ngắn gọn trên facebook: “Chán chị Tiến”. Những dòng chia sẻ này được nhiều người like và comment ngay sau khi đăng tải.

Ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã có lời nhắn gửi sâu sắc: “Theo tôi, điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Bộ Y tế nên đặt tình trạng sởi hiện nay vào tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng và họ cần phải nỗ lực hết sức để kiểm soát được tình trạng này.”

Ông Takeshi Kasai cho biết: “Theo Tổ chức Y tế Thế giới chỉ cần 3 ca bệnh thôi là chúng tôi đã có thể công bố được thành dịch”. GS Nguyễn Văn Tuấn, một người công tác trong ngành y lâu năm tại Úc cũng có quan điểm tương tự: “Ở các nước Tây phương, chỉ cần vài ca trẻ em mắc bệnh sởi mà tử vong thì chắc chắn cả hệ thống y tế rúng động.”

Dù chưa công bố dịch và có thể hệ thống y tế Việt Nam "chưa rúng động", nhưng rõ ràng tình trạng sởi ở Việt Nam, thực tế đã ở trong tình huống khẩn cấp.

Và chiếc ghế của Bộ trưởng Tiến cũng có thể đang trong “tình huống khẩn cấp” nếu bà vẫn khởi hành chậm trong những hành trình “cứu người như cứu hỏa”.

Theo Bùi Hải (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Công ty Rehtom Inc ở Boston đã đăng thông tin tuyển dụng cho vị trí Giám đốc điều hành trên mạng internet và tạp chí. Yêu cầu cần thiết cho côngPhải đứng gần như tất cả các thời gian.
Liên tục di chuyển đôi chân, cúi người và phải có sức bền đặc biệt.
Làm việc 135 tiếng đồng hồ cho đến hầu như suốt một tuần.
Có bằng cấp trong lĩnh vực y tế, tài chính và ẩm thực là điều kiện cần thiết.
Không có kỳ nghỉ vào Lễ tạ ơn, Giáng sinh, năm mới.
Khối lượng công việc tăng lên vào các ngày lễ.
Mức lương: 0 USD.
Thông tin việc này vô cùng khó khăn.
quảng cáo về công việc này nhận được 2,7 triệu impressions trên một trang web quảng cáo trả tiền (impression là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo). Tuy nhiên chỉ có 24 người đăng ký ứng tuyển. Họ đã được phỏng vấn qua webcam và hoàn toàn bất ngờ sau khi biết được sự thật đằng sau cuộc phỏng vấn. Cùng xem video được Một Thế Giới làm phụ đề tiếng Việt để biết vì sao nó lại được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội:


Hàng triệu người bất ngờ vì clip phỏng vấn công việc khó khăn nhất