Dịch sởi bùng lên là tại dân, tại trời, không phải tại Bộ Y tế?
(Tinmoi.vn) Có vẻ như trong 4 nguyên nhân khiến dịch sởi giết chết nhiều trẻ mà bà Bộ trưởng Y tế đưa ra, người ta có thể hiểu rằng, 3 phần là tại dân, một phần tại trời.
Ngày 21/4, khi thị sát một số bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc sởi tại Hà Nội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã được biết thêm về những cái chết thương tâm vì căn bệnh này. Chỉ ít giờ trước khi bà đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, một bé trai 9 tháng tuổi đã tử vong. Trước đó, một em bé 2 tuổi khác đến từ Ứng Hòa, Hà Nội cũng bị thần chết đón đi, còn em ruột của bé, mới 7 tháng tuổi, đang vì bệnh sởi mà lâm vào tình trạng nguy kịch.
Bộ trưởng Tiến nói rằng, sở dĩ Hà Nội dịch sởi bùng lên mạnh cho dù đây không phải thời điểm phát dịch là do 4 nguyên nhân. Thứ nhất là các cháu bé không được tiêm vaccine. Thứ hai là bố mẹ các cháu cứ đưa con đổ dồn đến tuyến trung ương dẫn đến quá tải. Thứ ba là bệnh nhi dồn một chỗ quá đông, gây lây nhiễm chéo, và thứ tư là thời tiết miền Bắc từ sau Tết đến nay liên tục ẩm, khiến virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh, nhiều trẻ vốn bị viêm phổi, sau mới mắc sởi, bệnh chồng bệnh nên nguy cơ tử vong cao…
Khi những nhận định khó cãi của nhà lãnh đạo y tế kiêm chuyên gia đầu ngành về vệ sinh dịch tễ được đăng tải trên báo chí, trên các mạng xã hội, nhiều người tỏ ý ngao ngán. Có người đã “tóm gọn lại” 4 nguyên nhân mà bà Bộ trưởng nêu thành 4 cái gạch đầu dòng. Nguyên nhân thứ nhất: Tại dân (ai bảo không đưa con đi tiêm vaccine đầy đủ, nhà nước vẫn luôn hô hào tiêm chủng, vaccine sởi do Việt Nam sản xuất tốt lắm chứ có phải không đâu).
Nguyên nhân thứ 2: Tại dân (tuyến xã có trạm xá, tuyến huyện có bệnh viện huyện, sao cứ hè nhau ôm con đến tuyến trung ương cho nó quá tải nhỉ, nói mãi không chịu nghe). Nguyên nhân thứ 3: Tại dân (thấy bệnh viện đông như kiến cũng cứ cố mà chen vào, chả trách mà lây nhiễm chéo). Nguyên nhân thứ tư: Thời tiết xấu (trời mà không ẩm thì bọn trẻ con đã chẳng viêm phổi, nhiều cháu tử vong vì viêm phổi kèm sởi chứ có phải chết vì sởi đâu)…
Tóm lại là tại trình độ dân ta hơi hạn chế, khiến cho dịch bệnh hoành hành, làm khổ lây cho ngành y tế phải còng lưng dẹp dịch. Lại thêm ông trời oái oăm, nói chung tại cái gì còn tìm cách khắc phục chứ tại trời thì xem ra không đỡ được rồi. Suốt những ngày qua, khi nói về dịch sởi, người ta vẫn luôn nhắc đi nhắc lại một câu hỏi, trách nhiệm ngành y tế (mà đại diện là Bộ Y tế) ở đâu? Giờ nghe mấy nguyên nhân mà bà Bộ trưởng đưa ra, ai nấy không khỏi thở dài về tài “đá bóng” điều nghệ của các nhà quản lý.
Ừ thì đúng là tại dân, có con không biết lo mang đi tiêm phòng. Nhưng mà nhà nước lập ra hẳn một Cục Y tế dự phòng, rồi các Sở Y tế đều có trung tâm y tế dự phòng, mở ra cả một Chương trình Tiêm chủng mở rộng… để làm gì? Nếu như vừa rồi, 11 tỉnh được phát hiện là có tỷ lệ tiêm vét vaccine phòng sởi đạt dưới mức 50\% (nhất là các tỉnh như Bình Phước chỉ đạt 8,2\%, Long An, Đồng Nai 27,3\%...) thì có thể cứ nhắm mắt đổ lỗi cho trình độ dân trí và ý thức người dân được không?
Nếu cơ quan quản lý bó tay vì dân ý thức và trình độ hạn chế thì có lẽ, khoản tiền khổng lồ đầu tư cho tuyên truyền, tổ chức tiêm chủng có lẽ nên rút lại mà xây bệnh viện, nâng cấp y tế tuyến dưới nhỉ? Đằng nào cũng chẳng phòng được bệnh thì có chỗ rộng rãi cho các cháu nằm vẫn hơn, giảm được cái nguy cơ lây chéo do cái "tại dân" số 2 và số 3 đã nói ở trên, mà chung quy cũng chỉ là một: Đưa con lên bệnh viện trung ương làm chi cho vừa chen chúc lại vừa nhiễm thêm bệnh.
Dịch sởi ở Việt Nam năm 2014 đã làm hàng trăm trẻ em tử vong.
Thực ra thì bao năm nay, nhiều vị bác sĩ, mệt nhừ vì quá tải và điên người vì xót xa trước nỗi đau của la liệt bệnh nhi, cũng đã quát lên như vậy với phụ huynh rồi. Bị hỏi thế, người dân chỉ biết nghệt mặt ra vâng dạ mà thôi. Ai có “trình độ” cao hơn, lý luận sắc sảo hơn thì cũng đợi về nhà trút bức xúc lên người khác, rằng các ông ấy hỏi như đúng rồi, nếu bệnh viện huyện, trạm y tế phường xã cũng có bác sĩ giỏi, cũng có đầy đủ thuốc men, thiết bị thì tôi mất tiền tàu xe lên đây làm gì để ăn mắng chứ? Nghe chẳng khác gì ông vua nào đó nghe “báo cáo” là dân đói, không có cơm ăn, đã sửng sốt hỏi rằng, sao chúng nó ngu thế, không có cơm sao không biết ăn nem công chả phượng, tay gấu gân hươu?
Ấy thế mà, bà Bộ trưởng Y tế sau khi quy nguyên nhân dịch bùng phát mạnh cho người nhà bệnh nhân đã không quên đưa ra chi tiết chứng minh điều mình nói là đúng, rằng những ngày gần đây, nhờ công tác truyền thông việc giảm tải Viện Nhi đã đạt hiệu quả, số trẻ nhập viện, tử vong đều giảm, từ 100 cháu vào viện mỗi ngày, nay đã giảm xuống 30 rồi xuống 4-5 bệnh nhân. “Giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt", bà Tiến nói.
Câu nói này chắc làm không ít người sặc, vì rõ ràng đó cũng chính là ý của người dân, của báo chí nêu ra từ lâu. “Giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt”. Ai mới là người có tư cách nói câu ấy đây? Truyền thông không sớm là do ai? Thử hỏi, thông tin thực sự về mức độ nghiêm trọng của dịch sởi, người dân biết được là từ mạng xã hội hay từ thông báo của ngành y tế? Đến giữa tháng tư, Bộ Y tế vẫn thông báo dịch sởi không có gì bất thường, con số tử vong cũng chỉ công bố là 25 cháu trong khi đã có hàng trăm trẻ vì dịch sởi mà bỏ mạng.
Quả vậy, giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt, sẽ chẳng đến nỗi phải đổ tại trời.
Minh Chính
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
Xem thêm tin liên quan:
(Tinmoi.vn) Có vẻ như trong 4 nguyên nhân khiến dịch sởi giết chết nhiều trẻ mà bà Bộ trưởng Y tế đưa ra, người ta có thể hiểu rằng, 3 phần là tại dân, một phần tại trời.
Ngày 21/4, khi thị sát một số bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc sởi tại Hà Nội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã được biết thêm về những cái chết thương tâm vì căn bệnh này. Chỉ ít giờ trước khi bà đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, một bé trai 9 tháng tuổi đã tử vong. Trước đó, một em bé 2 tuổi khác đến từ Ứng Hòa, Hà Nội cũng bị thần chết đón đi, còn em ruột của bé, mới 7 tháng tuổi, đang vì bệnh sởi mà lâm vào tình trạng nguy kịch.
Bộ trưởng Tiến nói rằng, sở dĩ Hà Nội dịch sởi bùng lên mạnh cho dù đây không phải thời điểm phát dịch là do 4 nguyên nhân. Thứ nhất là các cháu bé không được tiêm vaccine. Thứ hai là bố mẹ các cháu cứ đưa con đổ dồn đến tuyến trung ương dẫn đến quá tải. Thứ ba là bệnh nhi dồn một chỗ quá đông, gây lây nhiễm chéo, và thứ tư là thời tiết miền Bắc từ sau Tết đến nay liên tục ẩm, khiến virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh, nhiều trẻ vốn bị viêm phổi, sau mới mắc sởi, bệnh chồng bệnh nên nguy cơ tử vong cao…
Dịch sởi bùng phát mạnh mẽ, ngành y tế có trách nhiệm? |
Nguyên nhân thứ 2: Tại dân (tuyến xã có trạm xá, tuyến huyện có bệnh viện huyện, sao cứ hè nhau ôm con đến tuyến trung ương cho nó quá tải nhỉ, nói mãi không chịu nghe). Nguyên nhân thứ 3: Tại dân (thấy bệnh viện đông như kiến cũng cứ cố mà chen vào, chả trách mà lây nhiễm chéo). Nguyên nhân thứ tư: Thời tiết xấu (trời mà không ẩm thì bọn trẻ con đã chẳng viêm phổi, nhiều cháu tử vong vì viêm phổi kèm sởi chứ có phải chết vì sởi đâu)…
Tóm lại là tại trình độ dân ta hơi hạn chế, khiến cho dịch bệnh hoành hành, làm khổ lây cho ngành y tế phải còng lưng dẹp dịch. Lại thêm ông trời oái oăm, nói chung tại cái gì còn tìm cách khắc phục chứ tại trời thì xem ra không đỡ được rồi. Suốt những ngày qua, khi nói về dịch sởi, người ta vẫn luôn nhắc đi nhắc lại một câu hỏi, trách nhiệm ngành y tế (mà đại diện là Bộ Y tế) ở đâu? Giờ nghe mấy nguyên nhân mà bà Bộ trưởng đưa ra, ai nấy không khỏi thở dài về tài “đá bóng” điều nghệ của các nhà quản lý.
Ừ thì đúng là tại dân, có con không biết lo mang đi tiêm phòng. Nhưng mà nhà nước lập ra hẳn một Cục Y tế dự phòng, rồi các Sở Y tế đều có trung tâm y tế dự phòng, mở ra cả một Chương trình Tiêm chủng mở rộng… để làm gì? Nếu như vừa rồi, 11 tỉnh được phát hiện là có tỷ lệ tiêm vét vaccine phòng sởi đạt dưới mức 50\% (nhất là các tỉnh như Bình Phước chỉ đạt 8,2\%, Long An, Đồng Nai 27,3\%...) thì có thể cứ nhắm mắt đổ lỗi cho trình độ dân trí và ý thức người dân được không?
Nếu cơ quan quản lý bó tay vì dân ý thức và trình độ hạn chế thì có lẽ, khoản tiền khổng lồ đầu tư cho tuyên truyền, tổ chức tiêm chủng có lẽ nên rút lại mà xây bệnh viện, nâng cấp y tế tuyến dưới nhỉ? Đằng nào cũng chẳng phòng được bệnh thì có chỗ rộng rãi cho các cháu nằm vẫn hơn, giảm được cái nguy cơ lây chéo do cái "tại dân" số 2 và số 3 đã nói ở trên, mà chung quy cũng chỉ là một: Đưa con lên bệnh viện trung ương làm chi cho vừa chen chúc lại vừa nhiễm thêm bệnh.
Dịch sởi ở Việt Nam năm 2014 đã làm hàng trăm trẻ em tử vong.
Thực ra thì bao năm nay, nhiều vị bác sĩ, mệt nhừ vì quá tải và điên người vì xót xa trước nỗi đau của la liệt bệnh nhi, cũng đã quát lên như vậy với phụ huynh rồi. Bị hỏi thế, người dân chỉ biết nghệt mặt ra vâng dạ mà thôi. Ai có “trình độ” cao hơn, lý luận sắc sảo hơn thì cũng đợi về nhà trút bức xúc lên người khác, rằng các ông ấy hỏi như đúng rồi, nếu bệnh viện huyện, trạm y tế phường xã cũng có bác sĩ giỏi, cũng có đầy đủ thuốc men, thiết bị thì tôi mất tiền tàu xe lên đây làm gì để ăn mắng chứ? Nghe chẳng khác gì ông vua nào đó nghe “báo cáo” là dân đói, không có cơm ăn, đã sửng sốt hỏi rằng, sao chúng nó ngu thế, không có cơm sao không biết ăn nem công chả phượng, tay gấu gân hươu?
Ấy thế mà, bà Bộ trưởng Y tế sau khi quy nguyên nhân dịch bùng phát mạnh cho người nhà bệnh nhân đã không quên đưa ra chi tiết chứng minh điều mình nói là đúng, rằng những ngày gần đây, nhờ công tác truyền thông việc giảm tải Viện Nhi đã đạt hiệu quả, số trẻ nhập viện, tử vong đều giảm, từ 100 cháu vào viện mỗi ngày, nay đã giảm xuống 30 rồi xuống 4-5 bệnh nhân. “Giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt", bà Tiến nói.
Câu nói này chắc làm không ít người sặc, vì rõ ràng đó cũng chính là ý của người dân, của báo chí nêu ra từ lâu. “Giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt”. Ai mới là người có tư cách nói câu ấy đây? Truyền thông không sớm là do ai? Thử hỏi, thông tin thực sự về mức độ nghiêm trọng của dịch sởi, người dân biết được là từ mạng xã hội hay từ thông báo của ngành y tế? Đến giữa tháng tư, Bộ Y tế vẫn thông báo dịch sởi không có gì bất thường, con số tử vong cũng chỉ công bố là 25 cháu trong khi đã có hàng trăm trẻ vì dịch sởi mà bỏ mạng.
Quả vậy, giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt, sẽ chẳng đến nỗi phải đổ tại trời.
Minh Chính
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
Xem thêm tin liên quan:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét